Máy làm sữa hạt có lọc bã: cách làm sữa hạt sánh mịn

Bài viết hôm nay mình muốn bàn về máy làm sữa hạt có lọc bã. 

Bạn đang tìm kiếm máy làm sữa hạt có lọc bã có phải không? 

Mình đoán chắc bạn thích uống một cốc sữa hạt sánh mịn. Giống như sữa bò vậy. 

Trong bài viết này, mình cũng chia sẻ cách làm một ly sữa hạt sánh mịn. Không có tí bột nào kể cả để trong tủ lạnh. 

Đọc thêm:

Máy làm sữa hạt mini loại nào tốt?

Nên mua máy làm sữa hạt loại nào?

review máy làm sữa hạt có lọc bã

Máy làm sữa hạt có lọc bã là gì? 

Máy làm sữa hạt có lọc bã theo đúng nghĩa phải như con máy làm sữa hạt Almond Cow

Con máy người ta thiết kế rổ lọc bã sẵn bên trong máy. Bạn chỉ cần bỏ hạt vào rổ lắp rổ với đầu máy có gắn lưỡi dao. 

Sau đó thêm nước vào cối. Lắp đầu máy vào thân máy. Như vậy, máy vừa xay vừa lọc bã cho bạn đồng thời. 

Đáng tiếc, con máy chỉ có ở Mỹ không có Việt Nam. Ở Việt Nam cũng chả máy làm sữa hạt nào có thiết kế theo kiểu như vậy. 

Kiểu máy này có phần giống như máy làm sữa đậu nành ngày xưa. Chỉ khác không có cối lọc bã. 

Còn giống ở chỗ: 

Lưỡi dao và động cơ nằm ở phần đầu máy. 

Mình không biết kiểu máy này có xay nhuyễn hay không. Vì dùng máy làm sữa đậu nành xay không thể nhuyễn bằng máy làm sữa hạt. 

Dẫu sao con máy Almond Cow này có phần lọc bã. Nên kể cả nó không xay nhuyễn thì bạn vẫn có ly sữa hạt ít bột. Vì vậy, không lo lắng đọng tinh bột. 

Ở Việt Nam hiện giờ, các hãng thường quảng cáo theo kiểu: 

Máy xay khỏe nên không cần phải lọc bã. Các hãng thường tặng thêm một rây lọc giúp bạn thích lõ bã. 

Có hai vấn đề ở đây: 

Một là bạn cần phải chọn máy có công suất xay khỏe. Càng xay khỏe sữa càng mịn. 

Tuy nhiên, kể cả công suất khỏe đến mấy, nếu tỷ lệ hạt với sữa với bạn lớn. Tức là bạn làm sữa đặc thành phẩm của bạn sẽ có nhiều bột. Ví dụ sữa đậu nành chẳng hạn. 

Làm đặc quá để trong tủ lạnh sẽ lắng bột. Rất khó uống. 

Thứ hai, cái rây lọc theo kèm theo mắt cũng không đủ nhỏ. Lọc thêm cũng không ăn thua cho lắm nhất là khi máy đã xay mịn rồi. 

Giải pháp ở đây: 

Làm sữa loãng hơn. Phần lớn các công thức làm sữa hạt tỷ lệ hạt và nước rơi vào tầm 1:10 tùy loại hạt. Càng loãng sữa càng không ngon. 

Giải pháp tốt nhất ở đây: 

Mua túi lọc sữa. Mình hay mua túi lọc sữa bên Thảo Nguyên. Xem giá Ở ĐÂY

Túi của họ mắt rất nhỏ. Lọc sữa tốt lại nhanh khô. 

Tuy mất công bù lại bạn có ly sữa sánh mịn. Nhất là nếu bạn định làm theo tỷ lệ hạt với nước lớn. 

Cách làm sữa hạt sánh mịn 

Mình lấy ví dụ với cách làm sữa đậu nành. Bạn đọc thêm bài cách làm sữa hạt để có thêm kiến thức. 

Cũng nên đọc thêm cuốn Điều kỳ diệu từ sữa hạt

Ở đây mình chia sẻ kinh nghiệm làm sữa hạt sao cho sánh mịn nhất. Kể cả có dùng máy làm sữa hạt mini. 

Mình làm với con máy làm sữa hạt Karlin. Công suất xay chỉ tầm 200W. Tuy nhiên mình vẫn có ly sữa đậu nành sánh mịn. 

Mình chọn tỷ lệ 1:4. Ví dụ 100g đậu nành khô với 400ml nước. 

Vì tỷ lệ khá đặc nên mình sẽ không chọn chức năng làm sữa hạt có nấu. 

Thay vào đó mình tách riêng công đoạn nấu chín và làm sữa hạt. 

Công đoạn nấu chín mình sử dụng nồi áp suất. 

Cho 100g đậu nành đã ngâm vào trong nồi áp suất. Cho nước vừa đủ. Mình ninh trong tầm 15 phút. 

Sau đó để nguội bớt. Lọc lấy phần hạt. Nước bỏ đi. 

Bây giờ mình mới lấy phần đậu nành nấu chín vào máy làm sữa hạt. Cho 400ml nước nóng hoặc nước nguội. 

Chọn chế độ làm sữa hạt không nấu. Các máy làm sữa hạt đều có tính năng này. Thời gian dao động từ 8-10 phút tùy máy. 

Nếu bạn dùng nước nóng đợi cho nguội rồi mới lọc. Còn nếu dùng nước lạnh cho sữa vào túi lọc sữa. Tiến hành lọc luôn.

Bóp cho kiệt để lấy phần sữa đậu nành. 

Sau khi lọc xong, mình sẽ đun nóng lại. Công đoạn này sẽ giúp sữa mịn hơn và quện hơn. Tránh tách nước. 

Vậy phần bã còn lại xử lý như thế nào? 

Đừng bỏ đi nhé. 

Thay vào đó mình sẽ dùng để nấu cháo ăn sáng. Sáng ra chỉ cần lấy bã cộng với thêm ít thịt băm. Cho thêm nước đun lên. 

Bạn có món cháo đậu nành thịt băm giàu protein. 

Đó là tất cả cách làm sữa hạt sánh mịn. Tuy hơi mất công một chút, nhưng bạn có ly sữa hạt cực kỳ thơm ngon. 

Đừng quên chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé.